Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Kỹ Thuật Số Vn

Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Kỹ Thuật Số Vn

00 0

Tin tức nổi bật

3 Bước chỉnh Micro thu âm gắn trực tiếp vào máy tính
Hướng Dẫn Cài Đặt Phần Mềm Và Tùy Chỉnh Sound Card XOX K10
Mua Sound Card Thu Âm Ở Đâu Giá Rẻ Chất Lượng
Tôi Có 1 Triệu Nên Mua Micro Thu Âm Nào Thì Tốt?
Hướng dẫn sử dụng phần mềm thu âm Adobe Audition 1.5
Bóng Đèn Máy Chiếu - Những Điều Cần Biết
Thuê Loa Kéo Di Động Giá Rẻ Tại TPHCM
Mua Trọn Bộ Micro Thu Âm Tại Nhà Giá Rẻ Chất Lượng Ở Đâu?

Có Những Loại Microphone Nào? Nên chọn Loại Nào?

Nhờ những tiến bộ trong công nghệ ghi âm kỹ thuật số, việc thu âm có thể diễn ra dễ dàng tại nhà, chỉ cần thông qua một microphone, kết nối với ngõ âm thanh trên máy tính và chạy một số phần mềm tạo âm thanh trên máy tính. Nếu là người mới làm quen với việc ghi âm, điều đầu tiên mà bạn cần phải xem xét là chọn mua một microphone bởi nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng âm thanh thu âm. Vậy có những loại microphone nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

1. Điểm danh các loại microphone

Tất cả các mic đều có thể tạo ra chất lượng âm thanh khác nhau. Công nghệ độc nhất trong các loại mic có thể được xem là yếu tố khiến chất lượng âm thanh nhận được khác nhau, vì vậy những gì mà người dùng cần biết đó là hiểu được những yếu tố công nghệ, từ đó chọn mua đúng theo ý muốn.

Microphone

1.1 Dynamic Microphone (DM)

Được biết đến với tính linh hoạt và thiết kế đơn giản, mạnh mẽ, là kiểu mic có sẵn với loạt mức giá và chất lượng khác nhau. Bạn có thể tìm thấy các sản phẩm như Nady SP-4C với giá khoảng 420.000 đồng, hay cao cấp như Electro-Voice RE20 có giá lên đến 10,5 triệu đồng. Với sự khác biệt giữa giá thành, bạn có thể nhận được những chất lượng âm thanh khác nhau, đặc biệt thông qua những công nghệ tích hợp bên trong.

Microphone Dynamic

DM về cơ bản là một loại điện động, bao gồm một cuộn dây và nam châm điện, có nguyên tắc hoạt động giống như loa nhưng ngược lại. Cụ thể, loa chuyển đổi tín hiệu điện thành âm thanh, trong khi DM lại làm việc theo một hướng khác, chuyển đổi sóng âm thanh thành điện. Trong mỗi DM, bạn sẽ thấy một cuộn dây bên cạnh một nam châm, điều này giúp tạo ra một dòng điện mà nó nhận được thông qua một dây micro và kết nối vào máy tính của bạn hoặc thiết bị ghi âm.

Thiết kế này đơn giản, có thể sử dụng nhiều hơn các loại mic khác, làm cho nó trở hành một công cụ ghi âm lựa chọn cho các nhạc sĩ vốn quan tâm đến tuổi thọ và độ bền. Loại mic này cũng có thể đáp ứng các nguồn âm thanh to nhất (nghĩa là âm thanh từ guitar hay âm trống trong âm bass), vì vậy bạn có thể thấy các DM được sử dụng phổ biến trong các buổi live show, chẳng hạn như Shure SM57. Một lợi ích khác của SM57 chính là giá bán chỉ vào khoảng 2,1 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với các micro khác cung cấp chất lượng âm thanh tương tự.

1.2 Condenser Microphone (CM)

Nhìn bên trong mic này bạn sẽ thấy một thiết lập phức tạp hơn đáng kể so với DM. CM có thể tạo ra tín hiệu âm thanh mạnh mẽ hơn, nhạy cảm hơn và đáp ứng tốt hơn so với người anh em DM. Chính vì lý do đó mà CM thường được sử dụng để ghi lại các âm thanh tinh tế của các nhạc cụ acoustic.

Tuy nhiên, độ nhạy của chuẩn mic này lại đi kèm với một số điều kiện nhất định. Thay vì một cuộn dây, tất cả các CM có 2 tấm tụ điện yêu cầu nguồn điện từ một nguồn bên ngoài. Điều đó có nghĩa bạn sẽ cần phải cung cấp điện bằng cách kết nối mic với một thiết bị ampli hoặc các thiết bị khác thông qua một cáp XLR. Vì vậy, nếu bạn muốn sử dụng CM trong studio tại gia của mình thì hãy thêm một số phần cứng khác để hệ thống có thể làm việc.

Condenser Microphone

Một điều cần lưu ý trước khi mua một CM chính là độ bền. Bởi công nghệ bên trong chuẩn mic này tương đối phức tạp, khi rơi xuống đất có thể gây hư hại. Vì vậy, nếu cần cho các hoạt động di chuyển nhiều thì DM nên là lựa chọn thay thế cho CM. Tuy nhiên, nếu cần độ nhạy trong ghi âm thì bạn vẫn có thể quan tâm đến một số CM có tên là Rode NT1-A, là loại mic phổ biến cho nhiều nhạc sĩ có giá vào khoảng 5 triệu đồng.

1.3 Ribbon Microphone (RM)

Về cơ bản, RM có kỹ thuật và cơ chế làm việc giống DM, ngoại trừ thay vì một cuộn dây, nó sử dụng màn ru-băng có thiết kế rất mỏng để tiếp xúc trực tiếp với sóng âm. Nhờ thiết kế này, nó rất nhạy với âm thanh, nhưng những nguồn âm mạnh như tiếng trống bass có thể hủy hoại phần nhạy của RM. Mic này có giá khá đắt, một số giống như Blue Microphones Woodpecker khoảng 21 triệu đồng. Mặc dù giá cao, thiết kế lại có thể dễ bị hư khi gặp âm cao nhưng RM được một số nhạc sĩ ưa chuộng để xử lý những âm trầm.

Ribbon Microphone

2. Hiểu được những thuật ngữ trong microphone

Sự khác biệt giữa các mic có thể ảnh hưởng đến giai đoạn ghi âm nhưng bạn cũng nên làm quen với các thuật ngữ như directionality (định hướng), trở kháng hay tần số đáp ứng trước khi bạn tiến hành lựa chọn.

Thông số directionality của mic mô tả cách thức âm thanh chuyển đến các hướng khác nhau. Trong khi một số mic chỉ cần chọn âm thanh từ mọi hướng cùng một lúc thì hất hết các mic được giới hạn cho một hướng cụ thể mà bạn có thể sử dụng để tận dụng lợi thế trong việc ghi âm.

Omnidirectional: có nghĩa mic đó có thể chọn âm thanh từ mọi hướng, trong quá trình thu âm nó có thể thu những tiếng ồn nền không mong muốn. Chuẩn này thường được sử dụng trong các hoạt động phát sóng hay báo cáo thay vì thu nhạc.

Cardioid: về nghĩa đen nó mô tả khả năng nhận tín hiệu âm thanh từ trước mic, nhưng có thể thu được một chút âm thanh ở 2 bên, và đây là chuẩn được sử dụng phổ biến cho việc ghi âm bài hát.

Bidirectional: chuẩn đôi hướng này còn có tên gọi là 8-directionality, có khả năng lấy âm thanh từ 2 cạnh đối diện của mic. Đây là chuẩn không được sử dụng quá nhiều cho việc ghi âm nhạc, chủ yếu là trong các hoạt động podcasting.

Variable directionality: mô tả này dành cho mic có thể chuyển đổi giữa các định hướng khác nhau, giúp việc ghi âm trở nên linh hoạt hơn so với mic tiêu chuẩn.

Trở kháng là thuật ngữ đề cập đến sự tiếp thu của mic với tín hiệu âm thanh, đo bằng đơn vị ohm. Mic có trở kháng thấp (600 ohm hoặc thấp hơn) tốt cho việc giữ âm thanh khi sử dụng một dây cáp kết nối dài hơn 5 mét. Một trở kháng cao có thể là dấu hiệu cho thấy các thành phần khác của mic có chất lượng thấp hơn.

Tần số đáp ứng của mic được các nhà sản xuất microphone rất tự hào, chủ yếu trong dải tần mà một mic có thể nhận ra. Tuy nhiên, tần số đáp ứng có thể mô tả phạm vi chất lượng âm thanh mà mic có thể tương tác. Cụ thể, một mic có tần số trung và cao là lựa chọn cho các giọng hát và tiếng guitar, trong khi mic có tần số thấp lại phù hợp cho việc ghi âm bass.

Quyết định sau cùng

Xác định những yếu tố ghi âm để bạn có thể đưa ra quyết định chọn mua mic phù hợp nhất. Một DM có thể giúp bạn thực hiện ghi những giọng hát sâu hoặc các tiếng gõ nhạc cụ, trong khi nếu muốn ghi một nguồn âm có chứa nhiều âm thanh thì CM là lựa chọn sáng giá. Còn với mục đích thu âm tiếng guitar thì một DM như Shure SM57 cũng có thể là lựa chọn tốt so với mức giá mà bạn bỏ ra, vẫn giữ được độ nhạy ở mức độ âm thanh cao. 

Xem thêm: KTSVN Nhập Khẩu - Phân Phối Micro Thu Âm Giá Rẻ Chính Hãng

Nếu bạn không có nhiều tiền để chi tiêu, chọn một mic phù hợp cho một số môi trường khác nhau sẽ giúp bạn có thể chỉ phải chi tiền cho một mic duy nhất. Một mic chuẩn dynamic hoặc condenser đều đáp ứng tốt nhiệm vụ ghi âm, chỉ cần lưu ý rằng bạn sẽ phải hy sinh một số âm thanh phát ra ở mức tần số nhất định.

Danh sách bình luận

Gửi thông tin bình luận

Chúng tôi cam kết địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

08.98.123.881